Bị chàm da mặt phải làm sao? Cách điều trị nhanh hết, đẹp da

Viêm Da
chàm da mặt

Chàm da có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể nhưng chủ yếu là ở da mặt. Bệnh thường gây ra cảm giác đau ngứa, khó chịu, có thể bị nứt da hoặc mụn nước. Vậy nguyên nhân của bệnh chàm da mặt và cách chữa trị ra sao, biện pháp nào mang lại hiệu quả tốt nhất?

Cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Chàm da mặt là gì?

Bệnh chàm da mặt (hay còn gọi là viêm da cơ địa) là tình trạng khiến da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy, bong vảy. Bệnh có nhiều loại và triệu chứng khác nhau. Nếu chàm da xuất hiện trên mặt của bạn, nó có thể gây ra các mảng đỏ, sưng tấy và bong tróc da.

Chàm da mặt là gì?

Tuy nhiên, nếu theo phản xạ gãi quá nhiều, da có thể trở nên tối màu, nhiễm trùng da. Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn đang là một câu hỏi chưa có lời giải đáp, nhiều người sinh ra đã mắc bệnh này.

Xem chi tiết: Chàm da chân, tay: Cách chăm sóc và phòng ngừa

Cách chữa trị chàm da mặt

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh chàm da mặt. Với các biện pháp khoa học ngày nay, bạn chỉ có thể kiểm soát và giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Phương pháp điều trị chàm da thường chỉ tập trung việc giảm thiểu sự tác động của một số yếu tố khiến triệu chứng bệnh tái phát. Các chuyên gia nói rằng việc làm dịu, che dấu vết chàm trên mặt là một điều thách thức bởi da trên khu vực này rất mỏng. Dưới đây là một số loại thuốc và cách chữa trị chàm mặt khi bệnh tái phát:

Cách chữa trị chàm da mặt

  • Dùng kem có chứa thành phần steroid: đây là thành phần quan trọng trong điều trị chàm da mặt. Nó có tác dụng giảm ngứa, chàm mặt lan rộng. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng nhiều vì nó có thể làm mỏng da.
  • Dùng thuốc ức chế calcineurin: bác sĩ có thể kê toa thuốc này thay vì dùng kem steroid để làm giảm bớt tác dụng phụ do corticosteroid gây ra và đặc biệt có thể sử dụng để điều trị bệnh chàm trên mặt, bao gồm mí mắt, cổ và các nếp gấp trên da… Điển hình trong nhóm này là thuốc mỡ tacrolimus thường được chỉ định cho những trường hợp mắc chàm da mặt / viêm da cơ địa.
  • Thuốc kháng nấm: Bác sĩ có thể kê toa thuốc mỡ hoặc kem chống nấm nếu nguyên nhân của bệnh chàm là do nhiễm nấm. Nấm men thường được tìm thấy trên da ở những người bị bệnh chàm dị ứng vùng đầu hoặc cổ.
  • Quang trị liệu (tia cực tím): phương pháp điều trị này được dùng cho những tình trạng chàm da mặt ở mức độ trung bình đến nặng hoặc các loại kem bôi da đã không còn tác dụng. Biện pháp này được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ vì nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư da.

Cách ngăn ngừa chàm da mặt lan rộng

Bị chàm da tiếp xúc phải làm sao luôn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay chưa có biện pháp điều trị dứt điểm mà chỉ hạn chế những triệu chứng tái phát của chàm mặt. Chính vì thế, việc ngăn ngừa chàm da mặt lan rộng là điều cần thiết phải làm nếu ai mắc phải.

  • Dưỡng ẩm: Cách tốt nhất để giữ làn da không bị khô là nên dưỡng ẩm da. Bạn nên chọn loại dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên, phù hợp với loại da và bôi lớp dưỡng mỏng. Thời gian tốt nhất để bôi kem, serum dưỡng ẩm là ngay sau khi rửa mặt. Một lưu ý nhỏ là nếu dùng thuốc mỡ quá nhờn thì nên thử sử dụng chúng vào ban đêm.
  • Hạn chế trang điểm trong giai đoạn chàm da mặt tái phát: Lớp trang điểm chỉ khiến da bị bít tắc, bã nhờn không được tiết Mặt khác những thành phần có trong mỹ phẩm có thể làm kích ứng làn da đang nhạy cảm của bạn. Nếu bạn bắt buộc phải trang điểm, hãy chọn phấn nền dạng lỏng thay vì phấn thấm dầu. Chất lỏng giữ ẩm nhiều hơn và chỉ nên trang điểm lớp mỏng, tránh quá dày và hãy tẩy trang sạch.

hạn chế trang điểm khi bị chàm da mặt

  • Làm sạch da mặt nhẹ nhàng: bạn nên tránh dùng những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh vì chúng sẽ gây kích ứng cho Tuy nhiên, bạn cũng không được rửa bằng nước vì nước không đủ làm sạch, đặc biệt nếu da bạn là da dầu. Vì thế, bạn hãy chọn loại sữa rửa mặt dịu nhẹ để thay thế và rửa mặt ít nhất 2 lần/ngày.
  • Chỉ sử dụng nước mát, không dùng nước nóng hoặc quá nóng khi rửa mặt. Ngoài ra, bạn nên tránh những nơi quá nóng, các hoạt động khiến bạn đổ nhiều mồ hôi. Vì chúng có thể khiến da bạn ngứa, mẩn đỏ do bụi bẩn và bã nhờn da gây ra.
  • Đảm bảo không khí sinh hoạt của bạn không quá khô hoặc quá ẩm, vì đây là yếu tố gây kích ứng bệnh chàm da mặt của bạn.
  • Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Ở một số người, chàm mặt sẽ trở nên tồi tệ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi đi ra đường bạn nhớ thoa kem chống nắng để bảo vệ cấu trúc và các gốc tự do của tế bào da.
  • Thăm khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ khi chàm mặt lan rộng.
  • Tuân thủ các biện pháp điều trị của bác sĩ khi chàm da mặt tái phát. Tránh tùy ý dùng những loại thuốc bôi khi chưa sự cho phép của bác sĩ.

Nguồn tham khảo:

What to know about eczema

https://www.medicalnewstoday.com/articles/14417

Eczema face manage

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/eczema-face-manage

Chủ đề:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *